Nước là gì? Tài nguyên nước bao gồm những loại nào? Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục tác hại do nước gây ra và chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước được quy định như thế nào?

Nước là gì? Tài nguyên nước bao gồm những loại nào? Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục tác hại do nước gây ra và chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước được quy định như thế nào?

Nước là gì? Tài nguyên nước bao gồm những loại nào? Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục tác hại do nước gây ra và chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước được quy định như thế nào?

Luật sư cho tôi hỏi: Gia đình tôi có kế hoạch đầu tư vào mô hình du lịch sinh thái kết hợp với nuôi trồng thủy sản tại một khu vực có con suối tự nhiên, chảy qua đất dự kiến sử dụng cho dự án. Trước khi triển khai, tôi muốn tìm hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến việc khai thác và sử dụng nguồn nước nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định và tránh rủi ro pháp lý. Tôi muốn hỏi: Pháp luật hiện hành định nghĩa nước là gì? Tài nguyên nước bao gồm những loại nào? Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục tác hại do nước gây ra và chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước được quy định như thế nào? Mong được luật sư tư vấn để tôi biết cách bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Xin cảm ơn và rất mong sớm nhận được phản hồi!

MỤC LỤC

1. Nước là gì?

2. Tài nguyên nước bao gồm những loại nào?

3. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục tác hại do nước gây ra được quy định như thế nào?

4. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước được quy định như thế nào?

 

Trả lời:

1. Nước là gì? 

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục I Điều 1 Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 quy định như sau:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Nước là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là thành phần cơ bản của hệ sinh thái tự nhiên, liên quan đến mọi hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. ...”

Như vậy thể thấy, nước không chỉ giữ vai trò quan trọng đối việc duy trì sự sống và đời sống hàng ngày của con người mà còn đối với đời sống của hệ sinh thái tự nhiên. Bên cạnh đó, nước còn đóng vai trò thiết yếu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp sản xuất, chế biến, nông nghiệp,... và là nguồn tài nguyên quý giá,  có sức ảnh hưởng lớn đối với các mọi mặt trong hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh của mỗi quốc gia.

2. Tài nguyên nước bao gồm những loại nào? 

Tài nguyên nước được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước năm 2023 như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển.

Theo đó, tài nguyên nước vô cùng đa dạng, bao gồm không chỉ có nước mặt, nước dưới đất mà còn có cả nước mưa và nước biển.

3. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục tác hại do nước gây ra được quy định như thế nào? 

Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục tác hại do nước gây ra được quy định cụ thể tại Điều 3 Luật Tài nguyên nước năm 2023 như sau:

Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra

1. Bảo đảm chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; bảo đảm an ninh nguồn nước để mọi người dân được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lý.

2. Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng; giữa nước mặt và nước dưới đất; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

3. Quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa giới hành chính; phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, cấp nước nông thôn.

4. Bảo vệ tài nguyên nước phải lấy phòng ngừa là chính, gắn với việc bảo vệ số lượng, chất lượng nước; bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng gắn liền với bảo vệ, phát triển nguồn sinh thủy, chức năng nguồn nước.

5. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải được kê khai, đăng ký, cấp phép, phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn nước, theo phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước và phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước; bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả.

6. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải phù hợp với quy luật, điều kiện tự nhiên; văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng; cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

7. Phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra phải có kế hoạch và biện pháp chủ động; bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, địa phương, ngành, lĩnh vực; kết hợp giữa khoa học, công nghệ tiên tiến với kinh nghiệm truyền thống và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

8. Quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải gắn với khả năng, chức năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, không vượt quá ngưỡng khai thác nước dưới đất và phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước.

9. Bảo vệ, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

Từ cơ sở trên, khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, giao thông thuỷ, thủy điện, thủy lợi, thể thao, du lịch, kinh doanh, dịch vụ, tạo nguồn, ngăn mặn, tạo cảnh quan và các mục đích khác thì cần phải tìm hiểu về khu vực có dòng nước chảy qua để việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước được kê khai, đăng ký, cấp phép theo đúng quy định và phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn nước, theo phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước và phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước.

Hơn thế nữa, một trong những điều thiết yếu để tạo nên sự thành công trong việc triển khai, vận dụng và thực thi hiệu quả nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục tác hại do nước gây ra là trách nhiệm, ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh của mỗi cơ quan, cá nhân, tổ chức tham gia. Do vậy, cần tuân theo quy định pháp luật, không làm cạn kiệt hoặc ô nhiễm nguồn nước và đặc biệt phải có kế hoạch khắc phục hậu quả có thể xảy ra.

4. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước được quy định như thế nào? 

Chính sách về tài nguyên nước cũng đã được thể hiện rõ tại Điều 4 Luật Tài nguyên nước năm 2023 như sau:

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước

1. Hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài nguyên nước hướng tới quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số thông qua Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực trong công tác quản lý tài nguyên nước.

2. Ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, tích trữ nước, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất cho người dân ở các vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác.

3. Ưu tiên đầu tư xây dựng mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước, Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, nâng cao khả năng dự báo tài nguyên nước, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra.

4. Khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; bảo vệ, phát triển nguồn nước, nguồn sinh thủy; tích trữ nước và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; điều hòa, phân phối tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.

5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để quản lý, bảo vệ, phục hồi, phát triển nguồn nước; khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; xử lý nước biển thành nước ngọt; thu gom, sử dụng nước mưa, bổ sung nhân tạo nước dưới đất; phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.

6. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế về tài nguyên nước.

Mối quan tâm đến việc bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường và giảm thiểu rủi ro, tác hại từ các thảm họa do con người và thiên nhiên gây ra liên quan đến nước đã được thể hiện rõ và xuyên suốt tại Điều luật này. Với vai trò định hướng, Nhà nước cũng đã có những chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất cho người dân các vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác.

Ngoài các mối quan tâm đặc biệt trên, Nhà nước không chỉ chú trọng đến chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản nhằm giảm thiểu những thiệt hại do nước gây ra mà còn đặc biệt định hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài nguyên nước hướng tới quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số thông qua việc ưu tiên đầu tư xây dựng mạng Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, từ đó, nâng cao khả năng dự báo tài nguyên nước và các thiên tai như:Lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra.

Có thể thấy, công tác quản lý tài nguyên nước đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với đời sống của con người mà còn có tác động sâu sắc đến nền kinh tế của quốc gia. Do vậy, đưa ra những chính sách cụ thể về trách nhiệm quản lý, kiểm tra, ưu tiên đầu tư cũng như khuyến khích, đẩy mạnh công tác phối kết hợp các hoạt động trên đóng vai trò như kim chỉ nam định hướng phát triển tài nguyên nước của nước nhà một cách hiệu quả, bền vững và tăng cường mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển, hội nhập quốc tế.

Trân trọng./.

Góp ý