Nhiệm vụ lập quy hoạch là gì? Nhiệm vụ lập quy hoạch được quy định như thế nào? Căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch và thời hạn lập quy hoạch được quy định thực hiện như thế nào?

Nhiệm vụ lập quy hoạch là gì? Nhiệm vụ lập quy hoạch được quy định như thế nào? Căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch và thời hạn lập quy hoạch được quy định thực hiện như thế nào?

Nhiệm vụ lập quy hoạch là gì? Nhiệm vụ lập quy hoạch được quy định như thế nào? Căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch và thời hạn lập quy hoạch được quy định thực hiện như thế nào?

Luật sư cho tôi hỏi: Tôi được biết nhiệm vụ lập quy hoạch được xem là bước đi đầu tiên, nền tảng để triển khai lập quy hoạch. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, tôi muốn hỏi nhiệm vụ lập quy hoạch là gì,nhiệm vụ lập quy hoạch được quy định như thế nào và căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch và thời hạn lập quy hoạch được quy định thực hiện như thế nào?

MỤC LỤC

1.Nhiệm vụ lập quy hoạch là gì?

2.Nhiệm vụ lập quy hoạch được quy định như thế nào?

3.Căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch và thời hạn lập quy hoạch được quy định thực hiện như thế nào?

 

Trả lời:

1. Nhiệm vụ lập quy hoạch là gì? 

Nhiệm vụ lập quy hoạch được hiểu là các yêu cầu về nội dung nghiên cứu, tổ chức thực hiện lập quy hoạch (có thể tham khảo thêm khoản 10 Điều 2 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024).

Vậy, định nghĩa nhiệm vụ lập quy hoạch có bản chất là các yêu cầu liên quan đến nội dung nghiên cứu để lập quy hoạch và việc tổ chức thực hiện lập quy hoạch đến từ các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm. Từ đó, đảm bảo cho quá trình lập quy hoạch ở giai đoạn tiếp theo được minh bạch, rõ ràng, có định hướng.

2. Nhiệm vụ lập quy hoạch được quy định như thế nào?  

Căn cứ Điều 15 Luật Quy hoạch 2017 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024, nhiệm vụ lập quy hoạch được quy định như sau:

“Điều 15. Nhiệm vụ lập quy hoạch

1. Nhiệm vụ lập quy hoạch bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Căn cứ lập quy hoạch;

b) Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch;

c) Chi phí lập quy hoạch;

d) Thời hạn lập quy hoạch;

đ) Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức lập quy hoạch.

2. Thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch được quy định như sau:

a) Chính phủ tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;

b) Thủ tướng Chính phủ tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng; phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, nhiệm vụ lập quy hoạch bao gồm những nội dung chủ yếu liên quan đến lập quy hoạch như: căn cứ lập, yêu cầu về nội dung và phương pháp lập, chi phí, thời hạn và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong tổ chức lập quy hoạch. Việc đảm bảo những nội dung này là rất quan trọng và là tiền đề để nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền, đồng thời có thể tiếp tục các giai đoạn tiếp theo.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ lập quy hoạch còn đề cập đến thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quy định rõ phân cấp, phân quyền cho các cơ quan này giúp phân định trách nhiệm giữa các chủ thể, tránh sự chồng chéo. Đồng thời, hiện nay trách nhiệm thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã góp phần giảm đi áp lực cho Thủ tướng Chính phủ so với giai đoạn trước.

3. Căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch và thời hạn lập quy hoạch được quy định thực hiện như thế nào?

(i) Căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch:

Căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch được quy định tại Điều 15 Nghị định 37/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 22/2025/NĐ-CP như sau:

“Điều 15. Căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch

1. Các văn bản quy phạm pháp luật và các căn cứ có liên quan.

2. Báo cáo đánh giá thực hiện quy hoạch thời kỳ trước.”

Đây là hai căn cứ quan trọng dựa trên cơ sở gồm: nguồn pháp luật hoặc nguồn khác điều chỉnh và tình hình thực hiện quy hoạch trên thực tế ở một hoặc nhiều thời kỳ trước đó. Cơ quan có vai trò xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch tiến hành đánh giá, nghiên cứu các căn cứ nêu trên để xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch được phù hợp, toàn diện.

(ii) Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch:

Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch được quy định tại Điều 16 Nghị định 37/2019/NĐ-CP (điểm đ khoản 1 Điều 16bị bãi bỏ bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 22/2025/NĐ-CP) như sau:

“Điều 16. Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch

1. Yêu cầu đối với các nội dung lập quy hoạch sau đây:

a) Tên quy hoạch; phạm vi ranh giới, thời kỳ quy hoạch;

b) Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch;

c) Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển trong thời kỳ quy hoạch;

d) Nội dung chính của quy hoạch;

e) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

g) Thành phần, số lượng, tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch.

2. Yêu cầu về tính khoa học, tính thực tiễn, độ tin cậy của phương pháp tiếp cận và phương pháp lập quy hoạch.

3. Yêu cầu về kế hoạch, tiến độ lập quy hoạch.

Theo đó, về phần nội dung, lập quy hoạch cần có các mục, thành phần tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 37/2019/NĐ-CP đáp ứng theo yêu cầu nhất định. Về phương pháp tiếp cận và phương pháp lập quy hoạch cần đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và độ tin cậy để đảm bảo triển khai hiệu quả trên thực tiễn.

(iii) Thời hạn lập quy hoạch:

Thời hạn lập quy hoạch được thực hiện theo Điều 17 Nghị định 37/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP và khoản 18 Điều 1 Nghị định 22/2025/NĐ-CP như sau:

“Điều 17. Thời hạn lập quy hoạch

1. Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 36 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.

2. Thời hạn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.

3. Trường hợp cần gia hạn thời gian lập quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch quyết định điều chỉnh kéo dài nhưng tối đa không quá 12 tháng trên cơ sở báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

Theo đó, các quy hoạch cấp quốc gia (ngoại trừ quy hoạch ngành quốc gia) và quy hoạch vùng sẽ có thời hạn lập quy hoạch là không quá 36 tháng; quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch tỉnh là không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.

Một điểm đáng lưu ý là từ Nghị định số 58/2023/NĐ-CP đã cho phép gia hạn thời gian lập quy hoạch. Theo đó, trên cơ sở báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tương ứng tại điểm a, b khoản 2 Điều 15 Luật Quy hoạch 2017 sẽ ra quyết định điều chỉnh kéo dài, nhưng tối đa không được quá 12 tháng.

Trân trọng./.

Bài viết liên quan

Góp ý