Hợp đồng hợp tác là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng hợp tác được quy định như thế nào?

Hợp đồng hợp tác là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng hợp tác được quy định như thế nào?

Hợp đồng hợp tác là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng hợp tác được quy định như thế nào?

Luật sư cho tôi hỏi: Trong một hợp đồng hợp tác dài hạn, một bên không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính nhưng lại yêu cầu bên còn lại tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp này, bên không thực hiện nghĩa vụ có thể bị xử lý như thế nào và có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng hay không?

MỤC LỤC

1. Hợp đồng hợp tác là gì?

2. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng hợp tác

 

Trả lời:

1. Hợp đồng hợp tác là gì?

Căn cứ theo Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 504. Hợp đồng hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.”

2. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác

- Thứ nhất, đúng như tên gọi thì hợp đồng hợp tác là hợp đồng có nhiều bên tham gia, các chủ thể tham gia hợp đồng này với mục đích hợp tác cùng làm một công việc hoặc để sản xuất, kinh doanh.

Vì đối tượng của hợp đồng hợp tác là các cam kết mà các bên đã thoả thuận với nhau chính bởi vì thế mà hợp đồng hợp tác mang tính ưng thuận. Hiện nay, pháp luật nước ta quy định hợp đồng hợp tác phải lập thành văn bản làm cơ sở pháp lí để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia do vậy sau khi các bên giao kết thực hiện ký hợp đồng thì hợp đồng hợp tác sẽ có hiệu lực pháp luật, các bên phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hợp tác đó.

- Thứ hai, hợp đồng hợp tác là hợp đồng song vụ. Chính vì thế nên các bên trong hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phát sinh theo thoả thuận hay do pháp luật quy định.

- Thứ ba, một đặc điểm quan trọng nữa đó là hợp đồng hợp tác là hợp đồng không có đền bù, bởi lẽ sau khi giao kết hợp đồng, các bên sẽ có trách nhiệm cần phải đóng góp tài sản để thực hiện công việc thoả thuận và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên theo thoả thuận trong hợp đồng. Ngược lại, nếu bị thua lỗ thì các thành viên đều phải gánh chịu theo phần đóng góp tài sản của mình.

Như vậy, hợp đồng hợp tác là một loại hợp đồng đáp ứng đầy đủ các điều kiện được nêu cụ thể bên trên. Các chủ thể khi tham gia giao kết loại hợp đồng này cần chú ý các đặc điểm cụ thể này để đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình đối với các chủ thể liên quan.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng hợp tác

Căn cứ theo Điều 507 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 507. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác

1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.

2. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.

3. Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.

4. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.”

Theo đó, ngoài việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Các thành viên hợp tác còn được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác. Đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.

Bên cạnh đó, trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác còn được quy định tại Điều 509 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 509. Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác

Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.”

Như vậy, các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình.

Trong trường hợp nếu một bên trong hợp đồng hợp tác dài hạn không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của mình nhưng lại yêu cầu bên còn lại tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình, bên không thực hiện nghĩa vụ có thể bị xử lý theo các cách sau:

- Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ: Bên không thực hiện nghĩa vụ tài chính có thể bị yêu cầu thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng (nếu vi phạm chưa đến mức nghiêm trọng). Điều này có thể được thực hiện thông qua các biện pháp yêu cầu thực hiện hợp đồng, thậm chí thông qua tòa án nếu các bên không tự giải quyết được.

- Xử lý vi phạm hợp đồng: Nếu bên vi phạm không thực hiện nghĩa vụ tài chính mà yêu cầu bên còn lại tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Nếu thiệt hại này gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hợp tác, bên không vi phạm có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng.

- Chấm dứt hợp đồng: Nếu vi phạm nghĩa vụ tài chính là nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính chất của hợp đồng, bên bị vi phạm có thể yêu cầu hủy hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng. Trường hợp này có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.

Trân trọng./.

Góp ý