Lao động là gì? Việc làm là gì? An sinh xã hội là gì? Chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế được quy định thực hiện như thế nào?

Lao động là gì? Việc làm là gì? An sinh xã hội là gì? Chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế được quy định thực hiện như thế nào?

Lao động là gì? Việc làm là gì? An sinh xã hội là gì? Chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế được quy định thực hiện như thế nào?

Luật sư cho tôi hỏi: Khái niệm lao động, việc làm và an sinh xã hội được hiểu như thế nào? Trong bối cảnh xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, các chính sách liên quan đến lao động, việc làm và an sinh xã hội đang được pháp luật quy định và tổ chức thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật?

MỤC LỤC

1. Lao động là gì? Việc làm là gì? An sinh xã hội là gì?

2. Chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế được quy định thực hiện như thế nào?

 

Trả lời:

1. Lao động là gì? Việc làm là gì? An sinh xã hội là gì?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có khái niệm chính thức về “lao động” nhưng có thể hiểu lao động là hoạt động có mục đích của con người, sử dụng sức lao động (bao gồm thể lực và trí lực) để tác động lên tự nhiên hoặc xã hội nhằm tạo ra sản phẩm vật chất, giá trị tinh thần hoặc dịch vụ phục vụ nhu cầu của bản thân, cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013 có định nghĩa như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.”

Theo đó, việc làm được hiểu là hoạt động lao động cụ thể của một người trong một khoảng thời gian nhất định, có mục đích tạo ra thu nhập hợp pháp hoặc giá trị kinh tế – xã hội, được xã hội thừa nhận và đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân cũng như cộng đồng.

Đối với thuật ngữ “an sinh xã hội” cũng chưa được pháp luật quy định cụ thể về định nghĩa nhưng có thể hiểu an sinh xã hội là hệ thống chính sách và thiết chế do Nhà nước, xã hội và cộng đồng tổ chức nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu, giảm thiểu rủi ro và bảo vệ con người trước các biến cố trong cuộc sống (như ốm đau, thất nghiệp, già yếu, tai nạn, thiên tai,...) qua đó góp phần bảo đảm công bằng xã hội và phát triển bền vững.

2. Chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế được quy định thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 21 Nghị quyết số 222/2025/QH15 ngày 27/6/2025 của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam quy định như sau:

“Điều 21. Chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội

1. Tuyển dụng lao động

a) Thành viên được chủ động tuyển dụng lao động, bao gồm cả lao động nước ngoài, theo nhu cầu công việc mà không bị giới hạn tỷ lệ lao động nước ngoài, không phải thực hiện thủ tục xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài và không phải thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài thực hiện theo quy trình rút gọn.

2. Tiền lương và đãi ngộ

a) Thành viên được quyết định chế độ tiền lương, thưởng và các khoản đãi ngộ khác cho người lao động trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Cơ quan điều hành và Cơ quan giám sát thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; được phép thực hiện ký hợp đồng thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài trên cơ sở thỏa thuận mức lương và công việc được giao;

c) Mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong Cơ quan điều hành, Cơ quan giám sát được xác định theo cơ chế thị trường. Cơ quan điều hành và Cơ quan giám sát hướng dẫn thực hiện quy định này;

d) Cán bộ quản lý, nhà khoa học, chuyên gia trong nước và nước ngoài làm việc tại Cơ quan điều hành và Cơ quan giám sát được tạo điều kiện bố trí nhà ở công vụ hoặc hỗ trợ chi phí thuê nhà ở trong thời gian công tác;

đ) Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phân bổ nguồn thu thuộc thẩm quyền quản lý để thực hiện quy định tại điểm c và điểm d khoản này.

3. Phát triển kỹ năng và nhân lực

a) Nhà nước, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ Trung tâm tài chính quốc tế;

b) Doanh nghiệp trong Trung tâm tài chính quốc tế được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam làm việc cho dự án đầu tư mới và mở rộng tại Trung tâm tài chính quốc tế;

c) Ngân sách địa phương hỗ trợ chi phí đào tạo nhân lực trình độ đại học trở lên phục vụ nhu cầu của Trung tâm tài chính quốc tế trong thời gian 04 năm tính từ năm 2026;

d) Cơ quan điều hành, Cơ quan giám sát xác định nhu cầu, đối tượng người lao động cần thu hút; chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; quyết định tiêu chí cán bộ quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao nhận hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; quyết định mức hỗ trợ chi phí đào tạo nguồn nhân lực quy định tại điểm b và điểm c khoản này theo từng giai đoạn;

đ) Ngân sách hỗ trợ quy định tại khoản này do Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng bố trí trong ngân sách địa phương.

4. An sinh xã hội cho người lao động

a) Người nước ngoài làm việc tại Trung tâm tài chính quốc tế được lựa chọn tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài làm việc tại Trung tâm tài chính quốc tế được tham gia các chương trình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Người lao động nước ngoài đã tham gia chương trình an sinh xã hội tương tự tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ở nước ngoài được miễn một phần nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam;

c) Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định việc dành quỹ đất và ngân sách để đầu tư phát triển khu nhà ở cho người lao động gần khu vực Trung tâm tài chính quốc tế, bảo đảm điều kiện sống thuận lợi để người lao động yên tâm làm việc.”

Chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế theo quy định trên đã thể hiện rõ tư duy cải cách mạnh mẽ, tiếp cận chuẩn mực quốc tế, đồng thời tôn trọng nguyên tắc thị trường và đảm bảo quyền lợi cho người lao động một cách khoa học và hệ thống, chính sách này đã được thiết kế dựa trên các nội dung như sau:

- Linh hoạt trong tuyển dụng: Cho phép thành viên trong Trung tâm tài chính quốc tế chủ động tuyển dụng người lao động, kể cả lao động nước ngoài, mà không bị giới hạn về tỷ lệ, không cần thủ tục rườm rà như xác định nhu cầu sử dụng hay thông báo tuyển dụng lao động trong nước. Đây là bước gỡ bỏ rào cản hành chính, thúc đẩy thu hút nhân lực chất lượng cao trong môi trường cạnh tranh toàn cầu;

- Thị trường hóa chế độ tiền lương và đãi ngộ: Việc cho phép các bên tự thỏa thuận về tiền lương, thưởng, thuê chuyên gia trong và ngoài nước, áp dụng mức lương theo cơ chế thị trường đối với cả công chức, viên chức tại Cơ quan điều hành và giám sát là sự đột phá về thể chế tiền lương, bảo đảm tính cạnh tranh, hiệu quả và minh bạch trong quản lý nhân sự khu vực công và tư;

- Đầu tư vào phát triển kỹ năng và nguồn nhân lực: Việc bố trí ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương để hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, đào tạo đại học trở lên, cùng với việc cho phép doanh nghiệp tiếp cận hỗ trợ, cho thấy chính sách nhân lực của Trung tâm không chỉ mang tính thu hút mà còn mang tính bồi dưỡng, phát triển dài hạn, phù hợp với tính chất cao cấp, chuyên môn hóa sâu của các ngành tài chính;

- Đảm bảo an sinh xã hội và điều kiện sống bền vững cho người lao động: Chính sách an sinh tại Trung tâm tài chính quốc tế đã được thiết kế vừa tiệm cận thông lệ quốc tế (người lao động nước ngoài được tự chọn tham gia hoặc được miễn giảm đóng bảo hiểm), vừa đảm bảo quyền lợi căn bản (tham gia các loại bảo hiểm theo luật Việt. Điều này giúp củng cố tính bền vững và nhân văn của chính sách phát triển nguồn nhân lực, tạo nền tảng để người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài.

Tóm lại, các quy định về việc làm và an sinh xã hội tại Trung tâm tài chính quốc tế đã xây dựng nên một mô hình thể chế linh hoạt, tiến bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời vẫn đảm bảo sự điều tiết của Nhà nước và quyền lợi thiết yếu của người lao động. Đây là nền tảng pháp lý quan trọng góp phần tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch, thu hút nhân tài, từ đó thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao vị thế của Việt Nam trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Trân trọng./.

Bài viết liên quan

Góp ý