1. Trình tự thực hiện | Bước 1: Chuẩnbị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Nộp hồ sơ. Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã nơi người được nhận làm con nuôi thường trú (đối với các trường hợp thông thường) hoặc tại UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú (nếu là cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ, người giám hộ của người được nhận làm con nuôi) Bước 3: Công chức tiếp nhận kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; - Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì công chức hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Bước 4: UBND cấp xã kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của nhữngngười có liên quan. - Công chức Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Chủ tịch UBND cấp xã ký Giấy chứng nhận đăng ký nuôi con nuôi. - Người nhận con nuôi nhận Giấy chứng nhận đăng ký nuôi con nuôi tại trụ sở UBND cấp xã ( nhận tại Lễ giao nhận con nuôi ). Bước 5: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã. - Nộp giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; - Nhận kết quả; - Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ 30 đến 12 giờ 00, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, tết). |
2. Cách thức thực hiện | Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã. |
3. Thành phần hồ sơ | - Hồ sơ của người nhận con nuôi: + Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định; + Bản sao Hộ chiếu/Giấy CMND hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; + Phiếu lý lịch tư pháp (được cấp chưa quá 06 tháng); + Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản chính nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân); + Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (được cấp chưa quá 06 tháng); + Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (được cấp chưa quá 06 tháng). - Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi: + Giấy khai sinh; + Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; + Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng; + Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự; + Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. |
4. Thời hạn giải quyết | Thông thường thời hạn thực hiện không quá 30ngày nhưng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào điều kiện thực tế giải quyết hồ sơ. |
5. Đối tượng thực hiện | Cá nhân trong nước muốn nhận nuôi con nuôi. |
6. Cơ quan thực hiện | Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn. |
7. Kết quả thực hiện | Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước. |
8. Lệ phí | 400.000 đồng. |
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Đơn xin nhận nuôi con nuôi; - Mẫu lý lịch tư pháp của người nhận nuôi; - Mẫu giấy khám sức khỏe; - Mẫu đơn cam kết của cha mẹ ruột (nếu có). |
10. Căn cứ pháp lý | - Luật Nuôi con nuôi 2010; - Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ; - Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ; - Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; - Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; - Quyết định 2687/QĐ-BTP ngày 09/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. |