Hoạt động ngân hàng là gì? Chính sách về hoạt động ngân hàng áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế được quy định thực hiện như thế nào?

Hoạt động ngân hàng là gì? Chính sách về hoạt động ngân hàng áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế được quy định thực hiện như thế nào?

Hoạt động ngân hàng là gì? Chính sách về hoạt động ngân hàng áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế được quy định thực hiện như thế nào?

Luật sư cho tôi hỏi: Khái niệm “hoạt động ngân hàng” được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật? Các chính sách pháp luật hiện hành quy định như thế nào đối với hoạt động ngân hàng được thực hiện trong Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam? Mong được Luật sư giải đáp, xin cảm ơn!

MỤC LỤC

1. Hoạt động ngân hàng là gì?

2. Chính sách về hoạt động ngân hàng áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế được quy định thực hiện như thế nào?

 

Trả lời:

1. Hoạt động ngân hàng là gì?

Căn cứ theo khoản 17 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:

“Điều 3. Áp dụng tập quán thương mại

Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại sau đây:

17. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:

a) Nhận tiền gửi;

b) Cấp tín dụng;

c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”

Có thể xác định rằng “hoạt động ngân hàng” là một khái niệm pháp lý có nội hàm cụ thể và giới hạn rõ ràng, được hiểu là việc kinh doanh và cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ cốt lõi, bao gồm: (i) nhận tiền gửi; (ii) cấp tín dụng; và (iii) cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Khác với các hoạt động tài chính – kinh doanh thông thường, hoạt động ngân hàng được định nghĩa dựa trên tính chất thường xuyên, chuyên nghiệp và có mục tiêu lợi nhuận, gắn liền với việc cung cấp các dịch vụ tài chính có liên quan trực tiếp đến sự vận hành của dòng tiền trong nền kinh tế. Việc pháp luật liệt kê rõ ba loại nghiệp vụ nêu trên không chỉ nhằm xác định phạm vi hoạt động ngân hàng một cách chính xác và có hệ thống, mà còn là cơ sở để phân biệt giữa tổ chức được cấp phép hoạt động ngân hàng với các chủ thể kinh doanh dịch vụ tài chính khác.

2. Chính sách về hoạt động ngân hàng áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế được quy định thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 17 Nghị quyết số 222/2025/QH15 ngày 27/6/2025 của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam quy định như sau:

“Điều 17. Chính sách về hoạt động ngân hàng

1. Thành viên được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Trung tâm tài chính quốc tế để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng dưới các hình thức sau:

a) Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng theo chính sách của chủ sở hữu, ngân hàng mẹ đang áp dụng về chuẩn mực kế toán; phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; một số giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn.

Trường hợp chủ sở hữu, ngân hàng mẹ không áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS/IFRS) do Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành hoặc các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 11 thì ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam về chuẩn mực kế toán; phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn.

3. Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về chuẩn mực kế toán; phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn.

4. Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn trong nước, ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.

5. Việc cấp phép thành lập, tổ chức, phạm vi, nội dung hoạt động và các vấn đề liên quan khác của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là Thành viên thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Dẫn chiếu đến điểm e khoản 1 Điều 11 Nghị quyết số 222/2025/QH15 ngày 27/6/2025 của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam quy định như sau:

Điều 11. Quyền của Thành viên và nhà đầu tư nước ngoài

1. Quyền của Thành viên:

...
e) Thành viên được lựa chọn áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS/IFRS) do Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành hoặc các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (Chuẩn mực kế toán hoặc Chuẩn mực báo cáo tài chính) của các quốc gia: Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Ca-na-đa, các quốc gia thành viên liên minh châu Âu, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Xinh-ga-po, Thụy Sỹ, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Việt Nam. Trường hợp các chủ thể đã lựa chọn áp dụng Chuẩn mực kế toán khác với Chuẩn mực kế toán Việt Nam thì không phải lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam.”

Quy định trên đã thiết lập khuôn khổ pháp lý riêng và linh hoạt đối với hoạt động ngân hàng trong phạm vi Trung tâm tài chính quốc tế, thể hiện rõ quan điểm thúc đẩy hội nhập tài chính quốc tế, song song với việc duy trì các nguyên tắc bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng quốc gia.

Cụ thể, các thành viên được cấp phép hoạt động ngân hàng trong Trung tâm tài chính quốc tế dưới hai hình thức chính:

- Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên; và

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều này phản ánh định hướng mở cửa cho các định chế tài chính toàn cầu hoạt động tại Việt Nam, thông qua mô hình pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nhìn chung, các chính sách về hoạt động ngân hàng áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế được quy định thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng trong Trung tâm vẫn đặt dưới sự quản lý trực tiếp và có thẩm quyền của Nhà nước, qua đó giữ vững chủ quyền tài chính và sự kiểm soát của Việt Nam đối với dòng vốn, tín dụng và các rủi ro hệ thống.

Tóm lại, chính sách về hoạt động ngân hàng trong Trung tâm tài chính quốc tế được xây dựng theo hướng mở cửa có kiểm soát, hài hòa giữa việc thu hút các định chế tài chính quốc tế chất lượng cao với việc duy trì nguyên tắc pháp lý, kế toán và an toàn tài chính phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đây là tiền đề pháp lý vững chắc cho việc phát triển một Trung tâm tài chính mang tầm khu vực, đồng thời giữ vững ổn định và an toàn cho hệ thống ngân hàng quốc gia.

Trân trọng./.

Bài viết liên quan

Góp ý