Quản lý nhà nước về thống kê được thực hiện như thế nào? Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê, thanh tra chuyên ngành thống kê và kinh phí cho hoạt động thống kê được quy định ra sao?

Quản lý nhà nước về thống kê được thực hiện như thế nào? Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê, thanh tra chuyên ngành thống kê và kinh phí cho hoạt động thống kê được quy định ra sao?

Quản lý nhà nước về thống kê được thực hiện như thế nào? Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê, thanh tra chuyên ngành thống kê và kinh phí cho hoạt động thống kê được quy định ra sao?

Luật sư cho tôi hỏi: Tôi là nhân viên của một công ty và đang chịu trách nhiệm thống kê tình hình sản xuất, kinh doanh tại đơn vị. Tuy nhiên, tôi biết được hoạt động thống kê của mình có chịu sự quản lý nhà nước về thống kê và các quy định về thanh tra, kinh phí đối với hoạt động thống kê. Do đó, tôi muốn hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành quản lý nhà nước về thống kê được thực hiện như thế nào? Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê, thanh tra chuyên ngành thống kê và kinh phí cho hoạt động thống kê được quy định ra sao?

MỤC LỤC

1. Quản lý nhà nước về thống kê được thực hiện như thế nào?

2. Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê, thanh tra chuyên ngành thống kê được quy định như thế nào?

3. Kinh phí cho hoạt động thống kê được quy định ra sao?

 

Trả lời:

1. Quản lý nhà nước về thống kê được thực hiện như thế nào?  

Quản lý nhà nước về thống kê được thực hiện theo Điều 6 Luật Thống kê 2015:

“Điều 6. Quản lý nhà nước về thống kê

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động thống kê.

2. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thống kê.

3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê.

4. Xây dựng tổ chức thống kê nhà nước, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê.

5. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến và công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê.

6. Hợp tác quốc tế về thống kê.

7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về thống kê.

8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thống kê.”

Quản lý nhà nước về thống kê có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hình thành, phát triển của chế định thống kê. Theo đó, dựa trên quy định của pháp luật, quản lý nhà nước về thống kê sẽ được thực hiện từ khâu xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động thống kê; xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thống kê đến phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng tổ chức thống kê; nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ thông tin; hợp tác quốc tế. Cuối cùng là các công tác hậu kiểm như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm về thống kê.

Việc thực hiện đúng, đủ sẽ đảm bảo hoạt động thống kê được thực hiện hợp pháp, đi đúng với định hướng, duy trì được trật tự xã hội và thúc đẩy sự phát triển trên nhiều lĩnh vực có hoạt động thống kê.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê, thanh tra chuyên ngành thống kê được quy định như thế nào?

(i) Quy định về Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê:

Điều 7 Luật Thống kê 2015 quy định các cơ quan quản lý nhà nước về thống kê bao gồm:

“Điều 7. Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thống kê.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về thống kê.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương.”

* Lưu ý: Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính được hợp nhất thành Bộ Tài chính (căn cứ mục 2.3 Phần II Kết luận số 121-KL/TW ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và khoản 6 Điều 1 Nghị quyết số 176/2025/QH15 ngày 18/02/2025 của Quốc hội về Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV).

Như vậy, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thống kê gồm có: Chính phủ, Bộ Tài chính, Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp. Các cơ quan này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về thống kê, đảm bảo cho các nội dung quản lý được thực hiện trên thực tế.

(ii) Quy định về Thanh tra chuyên ngành về thống kê:

Điều 8 Luật Thống kê 2015 quy định thanh tra chuyên ngành về thống kê như sau:

“Điều 8. Thanh tra chuyên ngành thống kê

1. Thanh tra chuyên ngành thống kê là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về thống kê, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thống kê.

Cơ quan thống kê trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành thống kê trong phạm vi cả nước.

Cơ quan thống kê tập trung tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thống kê cấp tỉnh) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành thống kê tại địa phương.

2. Thanh tra chuyên ngành thống kê có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về thống kê và các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực thống kê của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thống kê.

3. Hoạt động thanh tra chuyên ngành thống kê, quyền và nghĩa vụ của trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

4. Chính phủ quy định chi tiết về thanh tra chuyên ngành thống kê.”

Vậy, thanh tra chuyên ngành thống kê là thanh tra việc chấp hành pháp luật về thống kê, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thống kê của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó, cơ quan thống kê trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành thống kê trong phạm vi cả nước; cơ quan thống kê tập trung tại cấp tỉnh tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành thống kê trong phạm vi địa phương.

Cũng căn cứ vào quy định trên, thanh tra chuyên ngành thống kê có nhiệm vụ, quyền hạn gồm: thanh tra các nội dung thanh tra trong lĩnh vực thống kê và trong trường hợp có vi phạm pháp luật về thống kê đượcxử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Đây được xem là một nội dung quan trọng trong pháp luật về thống kê nhằm đảm bảo hoạt động thống kê ở các cấp, ban ngành được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo phát hiện, xử lý vi phạm khi cần thiết. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thống kê, giữ gìn trật tự trong quản lý nhà nước về thống kê.

3. Kinh phí cho hoạt động thống kê được quy định ra sao?  

Kinh phí cho hoạt động thống kê được quy định tại Điều 9 Luật Thống kê 2015:

“Điều 9. Kinh phí cho hoạt động thống kê

1. Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động thống kê nhà nước. Việc quản lý, cấp và sử dụng kinh phí cho hoạt động thống kê nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Kinh phí cho hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước do tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thống kê tự bảo đảm.”

Theo đó, hoạt động thống kê nhà nước được đảm bảo kinh phí bởi Nhà nước. Việc quản lý, cấp và sử dụng kinh phí cho hoạt động này được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Các chủ thể trong phạm vi điều chỉnh có nhiệm vụ thực hiện đúng công tác thu - chi, sử dụng hiệu quả kinh phí.

Đối với hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước, các tổ chức, cá nhân phải tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động thống kê của mình.

Trân trọng./.

Góp ý